Đánh giá bài viết

Hóa Chất Bảo Quản Thực Phẩm nghĩa là bảo quản thực phẩm bằng hóa chất. Đa số các bạn đều biết chất bảo quản thực phẩm giúp làm chậm sự hư thối của thực phẩm. Làm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn. Ngăn chặn các tác nhân như vi sinh vật hoặc nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tính chất và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, các bạn cần hiểu rõ loại chất bảo quản thực phẩm nào được sử dụng an toàn và hàm lượng khuyến cáo ra sao. Bài viết sau đây sẽ trình bày việc hóa chất dùng trong bảo quản thực phẩm và những thông tin hữu ích xoay quanh nó. Mua bán hóa chất thực phẩm tại biên hòa

1. HÓA CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM LÀ GÌ ?

Chất bảo quản là chất cần thiết không chỉ trong hoạt động sản xuất và phân phối thực phẩm, dược phẩm, các ngành công nghiệp,…Sử dụng hóa chất bảo quản thực phẩm có thể là từ các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp. Mục đích được thêm vào sản phẩm như thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng bởi các vi sinh vật hay do thay đổi hóa học, môi trường gây ra.

Nếu không sử dụng chất bảo quản thì khó để thực phẩm lâu ngày. Bên cạnh đó, còn gây ra hiện tượng chảy nhớt bề mặt, có mùi chua, ôi thiu, mất hương vị và gây hại cho sức khỏe…Không bảo quản được cũng không dùng hết được sẽ gây lãng phí rất nhiều đồ ăn, thức uống. Tuy nhiên, chất bảo quản quản cũng có 2 khía cạnh. Nên tìm hiểu kỹ trước khi dùng chất bảo quản để tránh gây hại cho sức khỏe tiêu dùng.

Hóa Chất Bảo Quản Thực Phẩm
Hóa Chất Bảo Quản Thực Phẩm

2. CÁC LOẠI HÓA CHẤT TRONG BẢO QUẢN THỰC PHẨM

Trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, sinh học,.. sử dụng chất bảo quản có 2 loại gồm tự nhiên và tổng hợp. Cả hai đều có công dụng để kéo dài thời gian sử dụng, ngăn ngừa sự hư hỏng, thối rữa do vi sinh vật gây nên. Hay còn được gọi là  hai phương thức bảo quản thực phẩm là vật lý và hóa học.

2.1. Chất bảo quản tự nhiên, phương pháp vật lý

Bảo quản bằng phương pháp vật lý nghĩa là dùng các hình thức sấy khô, làm lạnh, đông lạnh thực phẩm. Hoặc còn dùng các phương pháp lên men, làm lạnh, phơi khô,…Chất bảo quản tự nhiên là dùng các gia vị thường ngày như muối, đường, dầu ăn, mắm, rau kinh giới,… thêm vào thực phẩm để bảo quản lâu hơn.

Chất bảo quản thực phẩm tự nhiên sẽ hấp thụ nước dư thừa và ngăn chặn các vi sinh vật phát triển. Đồng thời, ngăn chặn quá trình oxy hóa trong thực phẩm.Giết chết các vi khuẩn và ngăn ngừa các thực phẩm không bị hư hỏng, thối rửa.

Bảo Quản Thực Phẩm Bằng Cách Tự Nhiên
Bảo Quản Thực Phẩm Bằng Cách Tự Nhiên

Nếu bạn muốn mua Hóa Chất Thực Phẩm tại Biên Hòa , hãy tham khảo tại Hóa Chất Thực Phẩm

2.2. Chất bảo quản tổng hợp, phương pháp hóa học

Phương pháp bảo quản bằng hóa chất nghĩa là thêm các thành phần hóa học vào trong thực phẩm như là chất phụ gia. Nó có tác dụng để ngăn chặn quá trình oxy hóa, ôi thiu, sự phát triển của vi khuẩn. Một số chất phụ gia để bảo quản phổ biến như BHT,  BHA, Sodium nitrat, Sodium Benzoat, Kali nitrat, Acid Benzoic (E210),…

Các công ty hay doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn dùng chất bảo quản tổng hợp cho sản phẩm khi sản xuất. Điển hình như các công ty sản xuất ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến đồ hộp, đóng gói, sản xuất các loại nước chấm, nước giải khát, bánh mì,…Chúng ta có thể nhận biết chất bảo quản nào được dùng dựa trên bảng thành phần của sản phẩm.

Hóa Chất Bảo Quản Thường Có Trong Đồ Hộp
Hóa Chất Bảo Quản Thường Có Trong Đồ Hộp

3. TOP CHẤT BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG

3.1. Chất bảo quản được phép sử dụng

  • Axit sorbic
  • Kali sorbate (E202)
  • Natri benzoate ( Sodium Benzoate)
  • Nisin (E234)
  • Catechin
  • Acid citric (E300) – Vitamin C
  • Casein
  • Natamycin (E235)
  • Muối lactat natri, kali và canxi
  • Acid sorbic, muối sorbat natri, kali, canxi
  • Muối
  • Các loại đường
  • Chanh, nước cốt chanh
  • Mật ong
  • Dầu ăn
  • Nhóm chất có tính axit, chống oxy hóa: axit benzoic, axit ascorbic (vitamin C), sulfur dioxit (SO2), BHA (butyl hydroxyanisol).
  • Nhóm chất kháng khuẩn: canxi propionat, natri nitrat (NaNO3), natri nitrit (NaNO2), K2-EDTA, Benzoates, Sorbate – bao gồm potassium sorbate, calcium sorbate và sodium sorbate, Propionates, Nitrit
  • Nhóm chất diệt côn trùng: formaldehyt, glutaraldehyt.
  • Loại rượu ethanol và metyl chloro isothiazolinon

Nếu bạn muốn mua Hóa Chất Thực Phẩm – Dược Phẩm, hãy tham khảo tại Hóa Chất Thực Phẩm – Dược Phẩm  

3.2. Nhóm chất bảo quản gây hại và bị cấm

  • Chất bảo quản KHÔNG được dùng trong thực phẩm vì có độ độc hại cao như E103. Như chất Chrysoin resorcinol hay p-(2,4-đihiđrôxy phênylazo) benzen sulfonat natri). Hoặc là các loại phẩm màu và chất bảo quản dùng cho sơn màu.
  • NaNO3, NaNO: gây ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng…
  • Formaldehyde: chất rất độc. Có thể ảnh hưởng niêm mạc mắt, viêm nhiễm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi, quái thai… nặng thì sẽ gây tử vong
Bảo Quản Bằng Hóa Chất Không Được Phép Gây Ảnh Hưởng Sức Khỏe
Bảo Quản Bằng Hóa Chất Không Được Phép Gây Ảnh Hưởng Sức Khỏe

4. NHỮNG NHÓM HÓA CHẤT BẢO QUẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THỰC PHẨM

  • Chất điều chỉnh độ acid, độ chua
  • Chất điều vị, cải thiện vị
  • Chất ổn định, đồng nhất
  • Chất làm chậm quá trình hư hại, oxy hóa, lên men
  • Chất chống đông vón, tạo sự đồng nhất
  • Chất chống oxy hóa
  • Chất chống tạo bọt
  • Chất độn, tăng khối lượng
  • Chất ngọt tổng hợp
  • Chế phẩm tinh bột để làm tăng độ dày, độ đông đặc, độ ổn định và tăng khối lượng
  • Enzyme, xúc tác quá trình chuyển hóa
  • Chất làm bóng bề mặt
  • Chất tạo đặc, chất độn
  • Chất làm ẩm
  • Chất làm rắn, tránh sự vỡ nát
  • Chất nhũ hóa, phân tán đồng nhất
  • Phẩm màu
  • Chất tạo bọt
  • Chất tạo phức kim loại dùng để cải thiện chất lượng và tính vững chắc
  • Chất xử lí bọt
  • Hương liệu
Các Nhóm Hóa Chất Bảo Quản Trong Thực Phẩm
Các Nhóm Hóa Chất Bảo Quản Trong Thực Phẩm

5. LƯU Ý VỀ MỘT SỐ TÁC HẠI PHỤ

Khi dùng hóa chất bảo quản thực phẩm cần tìm hiểu một số lưu ý để tránh tác hại phụ. Bên cạnh những lợi ích kể trên, chất bảo quản có thể gián tiếp tác đông phụ lên thực phẩm. Như thay đổi chất lượng của thực phẩm., hình thành độc tố,.. nếu sử dụng chất cấm dùng hoặc quá liều lượng. Những tác động phụ như độc tố thì cần phải trải qua một thời gian dài mới biết được. Không sử dụng hóa chất bảo quản trong thời gian dài liên tục. Vì có thể gây suy yếu các mô tim, bệnh hen suyễn, viêm phế quản,.. Người già và trẻ em cần đặc biêt chú ý trước khi sử dụng. Nó còn có chứa axit béo và gây ra những chứng tăng động, béo phì ở trẻ em.

Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân hãy ưu tiên lựa chọn bảo quản thực phẩm bằng phương pháp tự nhiên organic. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn. Chú ý đến bảng thành phần có trong thức ăn. Chất bảo quản có loại được phép và không được phép sử dụng. Hãy kỹ lượng lựa chọn và dùng với liều lượng phù hợp để bảo đảm an toàn.